Thành phố Tây Bắc

Đang cập nhật
Chủ đầu tư: đang cập nhật
Giá tham khảo: Liên hệ
Đăng ký ngay để nhận báo giá và chính sách ưu đãi mới nhất

Thành lập Thành phố Tây Bắc là ý tưởng do Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA) đề xuất trong văn bản góp ý cho “Báo cáo rà soát, đánh giá đồ án quy hoạch chung xây dựng TP. HCM giai đoạn 2010 – 2020” của Viện Quy hoạch xây dựng (thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM).

Thông tin Quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc

Thông tin Quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc

Thông tin Quy hoạch Thành phố Tây Bắc

Quy mô TP Tây Bắc: không gian 2 huyện Củ Chi và Hóc Môn, TP HCM. Trong đó:

+ Huyện Củ Chi cách trung tâm TP khoảng 33 km. Huyện có diện tích 434,77 km², dân số năm 2019 là 462.047 người, mật độ dân số đạt 1.063 người/km². Độ cao trung bình so với mặt nước biển 8-10 m.

+ Huyện Hóc Môn có diện tích 109,17 km², dân số năm 2019 là 542.243 người, mật độ dân số đạt 4.967 người/km².

Mục đích lập TP Tây Bắc: định hướng phát triển đô thị bền vững, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Ngoài ra, Thành phố Tây Bắc trong tương lai sẽ là khu dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và nghỉ dưỡng vui chơi giải trí cho TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh.

Hiện nay, xu hướng phát triển TP HCM theo mô hình đa cực – tức là có nhiều trung tâm được Thủ tướng ủng hộ. Bởi vì khu nội đô hiện tại sẽ cải tạo lại và phát triển các không gian ngầm quanh khu vực nhà ga metro thành các trung tâm thương mại, tiện ích gắn với phương tiện công cộng.

Đồng thời, thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển thêm về 4 hướng. Hai hướng chính về phía Đông và Nam; phía Tây Bắc sẽ xây khu đô thị mới… mà trong tương lai là Thành phố Tây Bắc.

Căn cứ đề xuất ý tưởng quy hoạch Thành phố Tây Bắc

Việc đề xuất ý tưởng quy hoạch thành phố Tây Bắc của HoREA được đặt trên tầm nhìn. Đây là tầm nhìn cho quy hoạch chung, mục tiêu là thực hiện trong giai đoạn 2040-2060, từ 20 đến 40 năm tới.

Ngoài ra, đề xuất này dựa theo Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 6-1-2010 của Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 có xác định hai hướng chính phát triển TP là hướng đông và hướng nam ra biển và hai hướng phụ là hướng tây bắc và hướng tây tây nam.

Mặc dù Tây Bắc là hướng phụ nhưng theo HoREA, trước nguy cơ bị tác động rất lớn của tình trạng biến đổi khí hậu, toàn cầu ấm lên, nước biển dâng và đặc điểm cao độ địa hình, địa chất của TP.HCM, cần xác định trục phát triển đô thị đối với TP.HCM theo 4 hướng chính gồm: Đông (TP Thủ Đức), nam (hướng ra biển), tây Bắc và hướng tây tây nam.

Tiềm năng khu vực Tây Bắc TP HCM

Khu Tây Bắc Sài Gòn được cho là có địa chất, thổ nhưỡng tốt, ít bị ảnh hưởng khi có tác động của biến đổi khí hậu. Một số nhà nghiên cứu xã hội học và chuyên gia cho rằng, trong điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố sắp tới, nên đặt hướng phát triển về phía Tây Bắc. Điều này cũng nằm trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh, khu chức năng, xung quanh trung tâm hiện hữu nhằm giãn dân, gánh vác bớt sự quá tải dân cư ở nội thành.

Khu vực này còn có tuyến Xuyên Á, sẽ kết nối các quốc gia, hàng hóa đi lại dễ dàng, vừa mang ý nghĩa quốc phòng, kinh tế, vừa có lợi cho cư dân.

Do đó, theo Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam Khương Văn Mười thì phát triển khu Tây Bắc là cần thiết. Thành phố làm hạ tầng, các tuyến xuyên tâm sẽ tạo động lực phát triển, từ đó giảm mật độ dân số, giao thông, ô nhiễm… cho trung tâm.

Ngoài ra, khu Tây Bắc hiện nay cũng được Thành phố đầu tư hệ thống giao thông thuận lợi. Điển hình như đã có đề xuất làm đại lộ ven sông Sài Gòn, Chính phủ cũng đã phê duyệt đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, đường Xuyên Á, rồi mở rộng quốc lộ 22, tuyến metro Bến Thành – Tham Lương… Cụ thể:

+ Dự án cao tốc TP HCM – Mộc Bài

Dự án cao tốc TP HCM – Mộc Bài là 1 trong 7 dự án đường cao tốc ở phía Nam, nằm trong tổng số 21 tuyến cao tốc trong “Quy hoạch tổng thể mạng lưới cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

duong-cao-toc-tphcm-moc-bai

Đầu tư xây dựng Dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Dự án cao tốc TP HCM – Mộc Bài có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (4 làn xe) khoảng 10.727 tỷ đồng, giai đoạn 2 (nâng lên 6-8 làn xe) là hơn 5.000 tỷ đồng. Dự án có điểm đầu tại giao cắt giữa đường Vành đai 3 với tỉnh lộ 15 của TP HCM, điểm cuối tại quốc lộ 22 thuộc khu vực cửa khẩu Mộc Bài. Hướng tuyến của dự án phù hợp với quy hoạch chung của huyện Củ Chi và tỉnh Tây Ninh.

+ Dự án hầm chui An Sương

Nút giao An Sương có tổng chiều dài khoảng 830 m, gồm 2 hầm chui N1 và N2, với tổng mức đầu tư 514 tỷ đồng, được khởi công năm 2017. Công trình có tuổi thọ 100 tuổi, chịu được động đất cấp 7, thuộc danh mục dự án trọng điểm của TP HCM giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông.

Hầm chui An Sương chính thức thông xe đòn bẩy cho thị trường địa ốc quận 12

Hầm chui An Sương chính thức thông xe đòn bẩy cho thị trường địa ốc quận 12

Trong đó, nhánh hầm N1, dài 445 m theo hướng từ đường Trường Chinh đi quốc lộ 22 thông xe tháng 3/2018.

Vừa qua, nhánh hầm N2 bắt đầu cho ôtô chạy từ hướng quốc lộ 22 qua đường Trường Chinh. Công trình dài 385 m, trong đó 260 m là hầm hở, 125 m còn lại là hầm kín, rộng 9 m.

Nhánh N2 hoàn thành, ôtô theo hướng từ tỉnh Tây Ninh vào trung tâm TP HCM chạy thẳng qua hầm, giảm lưu lượng xe ở phía trên nút giao này. Nhánh sẽ tạo thành nút giao 3 tầng (hầm chui, mặt đất và cầu vượt), giúp nâng cao năng lực chuyên chở trên các trục đường qua ngã tư An Sương.

+ Các dự án hạ tầng khác

Ngoài ra, thành phố cũng chuẩn bị mở rộng hàng loạt tuyến giao thông trọng điểm như: tuyến Metro số 2 Bến Thành – Tham Lương dự kiến hoàn thành vào năm 2026, nâng cấp tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 15.

Khi các dự án này được đầu tư và hoàn thiện đưa vào sử dụng, các phương tiện giao thông có di chuyển nhanh chóng tới các khu kinh tế cửa khẩu, đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực ASEAN (Bangkok – Phnom Penh – TP HCM)… Đây cũng là nền tảng tạo cú hích phát triển cho thành phố Tây Bắc tương lai.

Lợi ích khi quy hoạch TP Tây Bắc

Sự gia tăng dân số thành phố nhanh mà tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm khiến TP HCM trở nên quá tải. Tính tới thời điểm hiện tại, khu vực trung tâm TP.HCM đang rơi vào tình trạng đất chật, người đông, quỹ đất trống các khu vực này hầu như đã cạn kiệt. Vì lẽ đó, xu hướng giãn dân số hướng đến các khu vực vùng ven như Tây Bắc – nơi quỹ đất trống còn nhiều là điều tất yếu phải diễn ra.

Nếu tầm nhìn vượt ra khỏi ranh giới hành chính thì thành phố Tây Bắc tương lai còn giáp Trảng Bàng (Tây Ninh), Long An. Tuy nhiên, điều kiện để phát triển thì phải có tầm nhìn về quy hoạch, định hướng quy hoạch, quy hoạch chung thì phải có quy hoạch chi tiết. Quy hoạch chung thì có quy hoạch tỉ lệ 1/10.000, 1/5.000, quy hoạch phân khu 1/2.000. Có các quy hoạch đó thì mới có điều kiện chi tiết để thu hút đầu tư.

Thuận lợi nữa là Khu đô thị Tây Bắc hiện có quy hoạch, trong 9.000 ha đó thì có 900 ha là Hóc Môn và khoảng 8.000 ha thuộc Củ Chi. Trên Củ Chi có BV Xuyên Á, có các khu công nghiệp chuyển đổi thành khu công nghiệp sạch, Khu du lịch Bến Dược, khu Safari (400 ha), còn kết nối Bến Cát, khu vực Bình Phước, Long An

Xin đánh giá 5 sao
Đăng ký ngay để nhận báo giá và chính sách ưu đãi mới nhất

Compare listings

So sánh
Thành phố Tây Bắc
Yêu cầu gọi lại
Thành phố Tây Bắc

Trường có dấu * là trường bắt buộc nhập